Wednesday, December 28, 2005

Oshin

Oshin mới dỗi bỏ về quê. Bây giờ hàng ngày mình phải vật nhau với thằng Mốc nửa buổi sáng và cả buổi chiều. Buổi tối thì không thể ra khỏi nhà được, mà có vẻ từ giờ đến tết việc có Oshin mới là "điệp vụ bất khả thi"

Đời ơi là đời, không biết bao giờ mới được gặp lại đời đây

Wednesday, November 23, 2005

Moc Nov. 2005 _v2





Moc Nov. 2005




























































Friday, October 21, 2005

Phan Thiết

Không có gì nhiều để nói về Phan Thiết ngoài nước mắm. Từ ngoại vi thành phố, qua bãi biển Đồi Dương là ngửi ngay thấy "thương hiệu" nồng nàn của Phan Thiết. Nồng nàn đến mức mỗi khi rẽ vào trạm bơm xăng kiêm cửa hàng nước mắm, nhiều lúc mình cứ tưởng xe máy ở Phan Thiết chạy bằng mắm.

Lịch sử Phan thiết không có nhiều danh nhân, nơi đây chỉ là chỗ ghé qua của một vài tên tuổi. Bác Hồ hồi thanh niên có dậy học ở trường Dục Thanh, Phan thiết một thời gian. Cũng là một bước đệm để trước khi bác đi Pháp. Kỷ niệm của bác với Phan Thiết có lẽ không nhiều nhưng hiện nay trường Dục Thanh đã thành 1 khu di tích, đủ cả chỗ bác soạn bài, bác uống nước, bác dậy các cháu thể dục ...vv.


Ngoài ra Hàn Mặc Tử cũng có ở Phan thiết 1 thời gian và bị mắc bệnh hủi ở đây - người ta đồn là vì một lần đi chơi với bà Mộng Cầm, trú mưa trong một bãi tha ma, bị nhiễm hơi độc bốc lên mà thành bệnh. Khu vực lầu ông Hoàng bây giờ chính là nơi họ Hàn đã ở một thời gian, vì cái danh của ông vua thi ca mà bên cạnh trường Dục Thanh, Phan Thiết có thêm một địa điểm văn hóa.

Trong mấy chục năm cuối của thế kỷ 20, Phan thiết không có gì nổi bật. Gần đây, nhờ có vụ nhật thực toàn phần tháng 10/1995 mà Mũi Né, Phan thiết là nơi quan sát thuận lợi nhất, người ta mới đổ về đây để theo dõi và chợt nhận ra bãi biển này quả là "ngọc trong đá". Trước đây chỉ có các tay anh chị mới dám ra ở vùng đất Mũi Né, vì chỗ này rừng thiêng nước độc, đất đai khô cằn. Những cư dân đầu tiên hầu hết là dân ngụ cư, nhớ lại buổi đầu nếm mật nằm gai, bạt rừng xẻ núi khổ sở trần ai, ai cũng thấy ghê người. Gần 10 năm trở lại đây, đất Mũi Né đã chuyển từ tính bằng mẫu, sang tính bằng mét vuông. Nhiều người bỗng chốc phất lên như diều gặp gió. Bây giờ nếu ai đó ra Mũi Né chơi mà gặp một ông chủ nhà hàng dáng dấp phong trần, trên tay xăm trổ nhiều chữ Chămpa kỳ quái thì đích thị là 1 ông chủ đất xuất thân anh chị. Là nói thế chứ mình đã mấy lần ngồi khề khà với các bác này thấy họ còn điềm tĩnh, và tử tế hơn cả nhiều người xuất thân học thức. Chỉ có cái oai xưa thì vẫn còn nên đám giang hồ mới nổi cũng nể nang vài phần.

Ba năm lưu lạc giang hồ
Một ngày tu lại cơ đồ vẫn nên

Nhìn những người này, lại thấy cái gọi là "sự dấn thân" của giới học thuật, và của những người cầm bút thật là những danh từ sáo con bà nó rỗng.

Saturday, October 15, 2005

Về quê

Đường vô xứ nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Riêng choa choa ở thủ đô đời đời


Quê mình ở Nghệ, tính từ cụ tổ Hoàng Viết Nghiêu tới giờ đã là đời 22+. Theo gia phả thì cụ Nghiêu là bộ tướng của Trần Trùng Quang, lúc nhà Hồ nổi lên, quân Minh tràn sang ông cùng đồng sự phò vua chạy vào Nghệ lập nhà hậu Trần. Về sau thế cùng lực kiệt, vua bị quân Minh bắt phải trẫm mình xuống biển tự tự. Ông thay tên đổi họ về làng ở ẩn, lúc chết cũng phải chôn dấu không dám cho con cháu biết mộ ở đâu - là lệ cổ như thế, sợ nếu có sự gì thì chu di cửu tộc, cả đến người chết cũng không tha. Cũng vì sự ấy mà con cháu không biết chính xác về thân thế và sự nghiệp của ông, chỉ biết trong gia phả ghi mộ ông ở hướng đông bắc 300m từ bát hương trong am thờ họ.

Ngày nay chỗ ấy là chợ Trổ buôn bán trên bến dưới thuyền rất sầm uất. Con cháu cũng nhiều người muốn tìm lại mộ ông, nhưng các cụ gạt đi bảo cứ để nguyên không đào bới làm gì, chỉ làm thêm một cái miếu để đến phiên chợ các bà hàng thịt nhang khói cho ông. Như thế lại chả tươi bằng mấy rước ông về khu mộ tổ. Theo tiêu chuẩn xưa thì người như ông tổ cũng được coi là trung hiếu vẹn toàn, nhưng dù sao cũng là theo phò một ông vua đã mạt, một triều đại đã suy tàn.

Ko hiểu có phải thiếu thức thời là một đặc điểm di truyền của dòng họ hay không mà đến đời ông nội mình, chỉ vì ko đành bỏ đất đai hương hỏa mà đi nên bị dính vào cải cách ruộng đất - đến nỗi cả 3 anh em tuy không sinh cùng năm nhưng lại chết cùng năm. Nhưng như trong chuyện Tái ông đắc mã, cũng nhờ ơn Đảng và chính phủ mà cả họ mới được ra Hà Lội, mới có cơm no áo ấm. Nếu không giờ này cả làng còn đang kéo cầy ở quê choa.

Là nói thế chứ từ dạo có dự án cấp thoát nước của Nhật Hà nội cũng đỡ lội rồi. Dù mưa to mẫy người Hà Nội cũng không phải dắt xe, cứ rẽ nước mà đi thôi. Vả lại Thăng Long từ thủa Lý Thái Tổ thấy rồng lộn trên sông Hồng, Trần Hưng đạo cả phá quân Nguyên trên sông Như Nguyệt, Lê Thái Tổ quăng kiếm trả rùa ở ao Hoàn Kiếm - triều đại nào cũng phải dính ít nước thì mới hưng thịnh được - vì thế Hà Nội có hơi lội một tý thì cũng là sự thường.

Đoàn về quê có 19 người, đủ cả 3 thế hệ, 3 thành phần kinh tế. Đầu xe có chú Khóa, cuối xe có chú Tịnh thay nhau ngâm vịnh xướng họa từ đố tục giảng thanh đến chuyện cười đa quốc gia, lại thêm điều hòa mát lạnh, cho nên "hành quân xa nhưng không có nhiều gian khổ" mấy. Xe tốt, đường tốt nhưng đang giữa chiến dịch bắn tốc độ, dọc quốc lộ I rất nhiều anh hùng Núp nên xe chạy như rùa. Mãi quá ngọ mới ì ạch bò lên đèo Tam Điệp. Tới Thanh Hóa cả nhà dừng ăn trưa ở quán Thanh Còi. Quán rộng rãi, phục vụ tốt, xuất 40 khìn mà đầy đặn sạch sẽ ai cũng hài lòng. Chủ quán lại còn dí dủm làm 1 câu slogan to vật vã "nếu bạn thấy hài lòng hãy nói với mọi người xung quanh/ nếu bạn không hài lòng hãy nói nhỏ với chúng tôi". Mình cũng mong quán của Thanh còi làm ăn tốt để mỗi lần về quê có chỗ nghỉ chân.

Xế chiều đoàn mới tới Cửa Lò. Đã thành lệ, mỗi lần về quê, đoàn đều nghỉ ở KS Hoàn Kiếm Holiday của chú Linh, vì ở làng cũng chẳng có nhà nào có xí bệt - mà nhất quận công, nhì ra đồng thì sau mấy chục năm bị tha hóa ở thủ đô cả đoàn cũng không ai có nhã hứng. Mình với HồngAnh, chú Tịnh và chú Tý ra biển bơi. Trời hơi se se, nhưng nước khá ấm. Bơi lội một lúc rồi lên bờ ăn mực, uống bia với anh Hiếu và anh Thanh. Hóa ra cả đoàn chỉ có 4 người đi tắm, 2 ông lão chưa quá già bơi để bảo vệ sức khỏe, và 2 thanh niên chưa quá giầu để bị văn hóa resortism làm cho hư hỏng.

Trong lúc chờ cơm mấy thanh niên đi ké xe chú Linh ra chợ điện tử bãi. Mình mua được 1 cái điện thoại "mẹ bồng con" Panasonic giá 500 nghìn để phục vụ cho nhu cầu buôn chuyện. Anh Thanh thì làm được đôi loa to đại tướng và 1 cái đài cục gạch cho Hoà học tiếng Anh. Thế là chuyến đi ngoài việc thắp hương cho các cụ, con cháu cũng đã kết hợp mua thêm đặc sản bưởi Phúc Trạch và đánh hàng điện tử tiểu ngạch - thế là phù hợp với câu đối ở nhà thờ họ mà vế sau được chú Tịnh biên tập lại

Tổ tiên trọng nhân đức
Con cháu quý tiền tài

Bữa tối hôm ấy nhậu đồ biển, cơm rượu phủ phê - các cụ lại kể những câu chuyện "trọng nhân đức" đã kể từ nhiều năm trước, con cháu lại bàn tới những chuyện làm thế nào để "quý tiền tài" cho những năm sau. Tới lúc trên bàn chỉ còn toàn xương thì ngoài khơi đã thấp thoáng 'nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời' , sóng biển rì rào dần dần đưa mọi người vào cõi mộng.

Thành phần bô lão và các cháu thiếu nhi về phòng ngủ. Lớp thanh niên và trung niên xa mẹ thì tụ tập xem bóng đá Anh. Trận đấu giữa Arsenal và Fullham hòa không bàn thắng vô cùng tẻ nhạt, nhưng câu chuyện của đám hậu sinh thì dần dần đi vào chiều sâu, trong lúc trà dư tửu hậu đã lan tới những chuyện điếu đóm trà nước của TW - thật vô cùng khả úy, tưởng cũng không cần nói nhiều.

Hôm sau đoàn về nhà thờ họ thắp hương, rồi ra viếng mộ các cụ. Trưởng đoàn Hoàng Xuân Hiếu tay lăm lăm GPS liên tục lưu lại toạ độ các địa điểm quan trọng. Các đoàn viên khác thì tranh thủ tác nghiệp bằng máy ảnh và camera kỹ thuật số, điện thoại di động. Ngoài mộ cụ tổ hiện đã kết dưới nền trợ Trổ như đã nói ở trên, trong nghĩa trang hiện có mộ cụ Hoàng Trừng và Hoàng Xuân Hãn là hoành tráng nhất. Kiến trúc theo kiểu hậu hiện đại hoài cổ giao tân, đằng trước xây bằng đá hoa cương đỏ, đằng sau ốp gạch men kính trắng, đắp nổi mấy chữ Hán font vi tính ghi lại chức danh của hai cụ. So với hàng tổng thế đã là thanh nhã và sang trọng bậc nhất rồi. Hương khói xong các bà, các chị lo nốt phần chuyển khoản vàng và đô la xuống cho các cụ, ngân lượng quy đổi ra cỡ vài trăm ngàn Mỹ kim, tuy rằng không nhiều lắm, nhưng họ ta truyền thống thanh bạch chắc cũng đủ tiêu xài.

Xong việc đoàn vào làng để các cụ giao lưu với bạn bè thủa chăn trâu, tay bắt mặt mừng khiến các bậc cao niên như quay lại thời thơ ấu. Tuy thế xem tình ý ít có cái vấn vương của người ly hương khi trông thấy cây đa bến nước đầu làng - mà có nhiều phần hào khí lâng lâng của những người đã vượt lên hoàn cảnh thoát khỏi lũy tre làng - "bọ ra đi đầu không ngoảnh lại, sau lưng bãi Vọt lá rơi đầy".

Bãi Vọt là điểm xuất phát của đường 8A nối từ cửa khẩu Cầu treo sang Lào tới thị xã Hồng Lĩnh và đường I. Các cuộc ra đi của dân Nghệ, từ thủa bác Hồ rai đi tìm đường cứu nước, tới các cháu thiếu nhi ngày nay lên HN tìm đường cứu nhà đều lấy bại Vọt làm điểm xuất phát.

Bàn giao xong công việc và kinh phí xây dựng nhà thờ họ với chi bộ làng, đoàn quay ra thị xã Đức Thọ giao lưu với thầy trò trường Hoàng Xuân Hãn. Các cô giáo báo cáo thành tích dậy giỏi, các cháu chăm ngoan, nhiều năm đứng đầu tỉnh. Cũng nhờ nhiều em học giỏi là con cháu các quan tỉnh nên tuy kinh phí TW hạn hẹp nhưng trường vẫn duy trì được điều kiện học tập tương đối đảm bảo. Sang năm học mới, trường được chuyển sang tiếp quản cơ sở mới là Trường cấp 3 Minh Khai, diện tích tương đối rộng rãi hơn. Khi sang thăm trường mới, thấy tượng bán thân Nguyễn Thị Minh Khai trước cổng, các cụ bàn nhau bao giờ chuyển trường xong phải làm tượng ông Hãn đàng hoàng hơn, to đẹp hơn tượng bà Khai. Tượng đá làm tốt thì trăm năm chửa chắc đã mòn, nhể.

Sau bữa trưa thân mật với trường , đoàn lên xe trực chỉ hướng thủ đô. Trên đường về gần tới Hà Nội nghe đài báo bão số 7 gió giật trên cấp 12 đang tiến vào vùng biển miền Trung, cả đoàn vẫn thiu thiu ngủ. Ở quê choa tối nay chắc nhiều gió lắm.

Sunday, September 18, 2005

Moc' len choi Quang Trung

Wednesday, September 14, 2005

Về nhà

Sáng mai sẽ lên đường về nhà, sáng ngày kia sẽ ăn phở ở Hà nội, chiều ngày kìa sẽ đi ăn thịt chó. Tối nay thì vẫn phải đi ăn house warming ở nhà Erick, mk mình thề sẽ không uống một tý rượu nào nữa cho đến khi đặt chân về nhà.

Tuesday, September 13, 2005

Vài ghi chép về Portsmouth

6-9 September: Đi hội thảo RSPSoc 2005 ở Portsmouth. Portsmouth là thành phố cảng ở tây nam UK. Đi xe từ Newcastle xuống phía nam sẽ lần lượt đi qua Middlesbro, Leed, Sehfield, Nottingham, London. Để tiết kiệm tiền nên vẫn như những năm trước, khoa thuê một chiếc xe 7 chỗ để mọi người tự lái. Mình không biết lái nên cứ việc ngồi băng sau ngắm cảnh và ngủ gật, nói chung thì làm người nước ngoài đôi khi cũng có cái hay. So với các thành phố khác của Anh thì Portsmouth khá hiện đại vì hầu hết nhà cửa được xây mới sau thế chiến thứ 2. Hội thảo năm nay có nhiều em mới trẻ trung hơn cũng góp phần làm không khí thêm phần ấm cúng.















Porst mouth từng được biết đến và đến giờ vẫn là căn cứ hải quân quan trọng nhất của vương quốc Anh. Tại bến cảng của thành phố, ở chỗ dễ nhìn nhất là tầu Victory huyền thoại, đáng tiếc là không phải chiến hạm vương khói súng oai phong ngày nào mà là con tầu được sửa chữa bóng lồn lộn. Phí lên xem tầu là £5, mình vốn keo kiệt nên bằng lòng đứng ngắm và chụp ảnh vậy
















Kể chuyện một tẹo. Đầu thế kỷ 18, trong nỗ lực thanh toán đối thủ truyền kiếp, Napoleon đã ra lệnh tấn công Anh bằng thuỷ quân. Nếu chiếm được Portsmouth, coi như quân Pháp đã có được 1 nửa nước Anh bởi trên bộ quân Pháp có ưu thế tuyệt đối về hoả lực
.

Sự kiện này đã kết thục bằng 1 trọng những trận thuỷ chiến vĩ đại nhất trong lịch sử vẫn được biết đến dưới cái tên Thuỷ Chiến Trafalgar (Battle of Trafalgar), tầu Victory đã hạ 3 tầu Pháp đóng góp công lớn vào chiến thắng của thuỷ quân Anh. Trong trận Trafalgar Pháp mất 22 tầu, Anh toàn quân nguyên vẹn không mất tầu nào cả. Sự kì diệu của trận đánh này là ở góc bắn của hạm đội Anh, vì thời đấy đại bác gắn cứng vào tầu, không dễ dàng xoay trở được. Cụ thể 2 bên ghìm nhau thế nào, chiếm được thời điểm bắn thế nào thì trong này có mô tả rất kỹ. Sau trận đánh này Pháp hoàn toàn mất khả năng tấn công Anh bằng thuỷ quân, vì thế Anh có điều kiện dồn bộ binh trong các trận đánh với Pháp ở lục địa. Chiến thắng này đưa hải quân Anh lên thành lực lượng vô địch trên mặt biển suốt hơn 100 năm và góp phần vào việc đánh bại Napoleon ở châu Âu sau này.

Dạo chiến tranh thế giới thứ II, thành phố gần như bị san phẳng bởi các trận không kích của không quân Đức nhằm vào cảng quân sự Portsmouth. Tuy nhiên một thời gian sau, Anh quốc nhờ có ưu thế về radar đã dò được máy bay Đức từ xa và bắn hạ vô khối. Năm 1945, Mỹ đã đổ gần 2 triệu quân tới Portsmouth để chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Normandy. Nhưng cuộc trả thù ngọt ngào lần này là để cứu vớt nước Pháp. Hai trận đánh lớn xuất phát từ Portsmouth tuy một lần có hại, một lần có lợi cho nước Pháp - nhưng với "người Pháp" thì cả 2 lần đều tủi hổ chẳng kém gì nhau.















Tới 2005, chuẩn bị ngày kỷ niệm 200 năm chiến thắng Trafalgar, Portmouth vẫn là cảng quân sự lớn nhất UK, nơi các cỗ máy tàn sát trên biển dạng như con này neo đậu. Mình đoán là các tầu của Anh tham gia đánh Iraq cũng xuất phát từ đây. Tất cả các tầu chiến của Anh hiện vẫn mang tên "Thuyền của lệnh bà" (HMS - Her Majestic Ship). Người Anh quả là có khiếu hài hước khi vẫn giữ 3 chữ viết tắt này cho ngành hải quân.

Kết luận rút ra: nếu Napoleon thắng trong trận Trafalgar, nếu Đức tìm ra radar sớm hơn vài năm thì không biết lịch sử sẽ đi về đâu và sông Hồng sẽ chẩy về đâu. Có thể trật tự thế giới sẽ khác đi, mầu mè hơn theo kiểu Pháp hoặc vuông vức hơn theo kiểu Đức. Dù sao thì mình cũng không tin vào các giá trị tầm cỡ thế giới. Mình thích giống như những ông già nhiều tiền ở UK, mua nhà ở Southamton và Porstmouth để tránh mùa đông, buổi sáng ra cửa sưởi nắng hút xì gà. Lúc nào già mình cũng sẽ vào Đà nẵng sống, ở đấy có biển, ở đấy có nhiều nắng và có rất nhiều chỗ để câu cá. Các bậc vĩ nhân như Trương Lương, Lã Vọng thường lấy việc câu cá để chờ thời - mình hết thời rồi mới đi câu cá như thế tuy không được oai phong cho lắm nhưng cũng hợp với đạo di dưỡng tinh thần vậy.

Thursday, September 01, 2005

Lý do

Khôi được distinction, thế là lại phải uống rượu. Xem ra bệnh đau dạ dầy của mình khó mà lui được trong thời gian tới, vì tuần sau còn phải làm "house warming" nữa. Dù sao cũng có lý do - vì xã hội xô đẩy người tình phụ bạc mà thôi. Thiên niên kỷ trước , nhà triết học khuyết danh XXX đã nói: "cuộc đời vốn chẳng có lý do gì, vì thế lý do duy nhất để chúng ta tồn tại là tạo ra lý do cho nó" - cho nên việc gì cũng phải có lý cbn do.

Wednesday, August 31, 2005

Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn

Hôm thứ 6 sinh nhật Hải, mình uống hơi nhiều rượu rồi ngủ quên lúc nào không biết. 6:30 sáng tỉnh dậy thấy đang nằm trên cái ghế dài ở phòng khách, đầu hơi đau, khát khô cả cổ. Nửa đêm lơ mơ hình như có 1 em gái đắp chăn cho mình - buổi sáng hỏi mới biết đấy là bạn gái của Hải.

Gần đây mình bô lão và vô hại đến mức gái cũng chẳng thèm đề phòng nữa. Kể ra thì sống đời an toàn cũng rất an toàn. Như khẩu hiệu bên ngành giao thông của vợ mình: "an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi gia đình" - thế mà có đứa dám xuyên tạc nghĩa của an toàn thành:

Làm trai cho đáng nên trai
Đi đâu cũng phải có vài cái bxx

Sai lầm hết sức, an toàn là ở chỗ tránh được nguy hiểm chứ đâu phải sống sót sau tai nạn.

Hải mời mình ở lại ăn sáng bún thang, nhưng để giữ lịch sự mình xin phép về nhà. Về đến nơi, John lennon xong, mình làm một bụng nước để chống de-hydration theo đúng khoa học. Oscar 2003 có bộ phim "A beautiful mind", dân nhậu Việt nam thì gọi những buổi sáng thế này là "biu ti phun morning". Nói chung thì tư tưởng lớn đều gặp nhau, cái gì mà đi đến đỉnh cũng đều đẹp cả. Beautiful xong, mình rước mình lên giường ôm đời ngủ muộn đến tận 2:00 chiều.

Đời là bể khổ, mình ôm bể khổ ngủ đến tận 6 tiếng đồng hồ, âu cũng là một sự hi sinh lớn lao, vì thế lúc tỉnh dậy cũng cảm thấy tương đối sảng khoái. Không hiểu thế có phải là gieo điều lành thì gặp điều lành không nhỉ. Tắm xong, ăn một bát mỳ tôm lại thấy đời tươi. Mới buổi sáng còn đang thấy mình ở 9 tầng địa ngục, bây giờ đã thấy quay lại thiên đàng nơi hạ giới rồi, thế mới biết bể khổ vô biên, quay đầu là bến. Tửu tông Nam phái có bài kệ làm chứng rằng:

Chỉ có bia mới hiểu, bụng mênh mông nhường nào
Chỉ có bụng mới biết, bia đi đâu về đâu

Buổi tối đi nghe kèn đồng, chũm chọe với các bạn ở Lab, lúc ra pub mình chỉ uống toàn Coca, thật là một con người đứng đắn và lành mạnh.

Sunday, August 28, 2005

Manchester on a bus - 2nd

It's almost a year since my trip to Manchester. A year is enough to produce several dull academic writing and to create a human being. A year is enough to creat several new plan and miss anothers. My friend Cuong is no longer in Manchester, he have move to University of Exeter.

It's so good to have a close friend when you are abroad especially if his mother is "Viet kieu Angola". Cuong have saved my ass a couple of time when my bank account was frozen. In return, I have smugled load of Vinataba across England custom check for him.

So here is the rest of my trip to Manchester

***

The next morning we have a "my tom" for breakfast and then went to explore the city. Inner Manchester is not so big, most of important place can be reach in 30' walking, the city also have a tram network which remind me of "tau dien" in Hanoi except the "leng keng" lovely sound.

Despite its reputation of serious party life and home of the country richest football club, the city look somehow dirty, unorganized and devastated. Old warehouse, abandon hotel, and empty building can be found all over the city centre; just next to luxury shopping mall and classy bar. It seems Manchester's people think that: if we spend all of our money on football and serious party, who care about such stupid empty warehouse. Or may be because they don't have enough money to rebuild the city, they just spend the rest of time and resources to build another legend - Manchester as home of crazies night life in the country.

Around 1870s Karl Marx have visited Manchester where his closed friend and collaborator F. Engles's family have some cotton spinning business. The city became case study for his famous book Capital. At the time Manchester was considered as the centre of textile industry, where worker work for 14 -16 hours a day for a minimum wage. Some of the first train station has been build in Manchester to distribute textile product to the rest of the world. From this small city, the industrial revolution was virtually changing the world. After its peak in 18 centry, the economic in Manchester falling down. At the end of Second world war II, Manchester is no longer knows as city of textile industry. As a result, bunch of empty warehouses, workshops were left abondon. Until today it seem that no one have or want to spend money to knock them down.

If you want to know more about the history of the city and industry age, the Museam of Science and Industry is highly recommended. We spend almost a day in their 3 building which feature an amazing collection of 18 century car, train, and steam engine.

I left the city centre at 4:00 pm to catch my bus at 5:00. It took me almost an hour to find the bus station. My old Lonely Planet guide have an out-dated map which show the bus station at a wrong place and people here seem to have no idea of place and direction. I asked 3 polices and 5 peoples, each of them show me a different way. Luckily I was able to catch my bus at the last moment.

Only recently I find out a fact that English people have no idea for direction, but thay have very good memory of bar and pub as reference for common places. So next time if you get lost somewhere in UK just ask for a pub near buy. Have tested it many time, proven to work on 90% of time.

Last conclusion: when you travelling don’t be penny wise on reference material. Get yourself a good map and an updated guide book. You can alway keep the book as good memory of place you have been visited.

Unless you poor enough to meet whith Barcelona's thief

Friday, August 26, 2005

Computer's geek

Wednesday, August 24, 2005


Moc doc bao' Posted by Picasa

Tuesday, July 26, 2005

Farne Island

Farne Island là một dẫy đảo nhỏ ở ngoài khơi vùng Đông Bắc UK. Địa điểm này khá nổi tiếng với những người thích xem chim (bird watching), còn với đại bộ phận dân chúng thì nơi này cũng không có gì đáng để tâm.

Đoàn khởi hành Haymarket lúc 9:00. Thành phần đoàn gồm có, Ngân, exchange student từ Pháp sang, Khôi_hun khói, kỹ sư đường ống, Khôi_underware kỹ sư hoá dầu kiêm bán gas, và tất nhiên là mình (về cái tên của 2 anh Khôi, sẽ trình bầy riêng ở một lần khác). Cách dễ nhất để đến Farne Island là đi xe bút từ Haymarket, bắt xe số 505/515 (lịch xe xem ở đây). Lộ trình:
- Newcastle - Alnick: đổi xe
- Alnick - Seahouse: farne Island nằm ở ngoài khơi Seahouse.


Vé 2 chiều cả ngày mất £4.5. Đến Seahouse, đoàn nhận được tin xấu là biển động, sẽ không có thuyền ra khơi, xẹp hết cả hứng đành lượn khu trung tâm chơi ăn lót dạ fish&chip - món này ở Anh chắc là tương đương với phở ở Việt nam, được cái là no hơn. Có 3 loại xuất: trẻ em, người lớn, và cỡ bự - mình muốn giữ thể diện cho người Việt nên an đĩa người lớn - nhưng ngắc ngứ chỉ xơi được hết cá còn khoa tây thì đành chịu - thôi thì để cho chim ăn vậy. Bên cạnh em Ngân cũng ngắc ngư với xuất trẻ em, còn Khôi_hun khói tất nhiên như thường lệ vẫn "empty e'verything" (chữ e' đọc lên giọng rất cao kiểu Sài gòong.

2:00 chiều, may sao trời cũng chiều lòng người, tự dưng nắng hửng lên. Một nhà thuyền liều mạng ra khơi, và một số khách liều mạng đi, trong đó có cả mình. Thuyền dài khoảng 20 m, rộng 10 m, nhét lên 70 mạng - mõi mạng 10 bảng tiền vé - tính ra một chuyến ấy nhà thuyền kiếm £700 - trừ £100 tiền dầu và hao mòn vẫn lãi ròng £600. MK tư bản dễ kiếm tiền thật. Thuyền tên là Happy Tiding, chắc ý là ngày nào cũng 2 bận thu tiền của khách, lợi nhuận tuôn vào vào như nước triều dâng. Bà chủ thuyền to béo có râu mép, trông hơi thô thế mà đặt tên tầu ý nhị ra phết.

Sóng tương đối to, hành khách hơi run - chú người Pháp ngồi cạnh mình vẫn tinh vi thò ống kính dài gần 1/2 mét ra chụp ảnh ra vẻ sẵn sàng hi sinh vì nghệ thuật. Bỗng nhiên u`m một nhát, thuyền cắt vào con sóng lớn, hành khách ngồi sát mạn bị ướt hết quần áo. Chú Pháp ướt hết máy ảnh - hi sinh luôn vì nghệ thuật - từ sau đấy đến tận lúc về thấy mặt chú rất buồn. Bài học rút ra là tình yêu nhiều khi phải trả giá rất đắt vì những thứ ta không ngờ tới.

Ra tới đảo, mỗi người lại phải trả thêm 5 bảng để lên xem chim, nếu không xin ngồi dưới thuyền ngửi cứt chim. Mình thấy rất bất bình về việc loài người phải mất tiền để xem chim, trong khi ngày nó chim cũng thoải mái xem người miễn phí - đấy là chưa kể cảnh quan thiên nhiên thuộc sở hữu toàn dân. Ở Việt nam, vào xem lăng Bác còn miễn phí, dạo trước còn được ăn lộc Bác 1 cái bánh mì - ở UK xem chim mất tận £5. Đúng là xã hội kém ưu việt.

Quay lại đảo chim, đại để cũng chỉ có 2-3 loại. Một loại đông nhất là con nhạn biển, loại này bé nhưng rất hung dữ, tốc độ bay lại nhanh. Ai lại gần tổ trêu chọc con của nó - nó sẵn sàng bay vào mổ mắt ngay. Mình biết thế nên kính nhi viễn chi ko dám lại gần, nếu không rất có thể sẽ thành độc nhãn lão quái.















Loại thứ 2 là con chim cốc, con này đen xì, đầu trọc lốc như giáo sư đại học, chân như chân vịt, bắt cá cực tài. Ở Việt nam ngư dân vẫn hay nuôi để bắt cá - họ đeo cho nó cái vòng cổ - nên cu cậu bắt được cá nhưng không nuốt được, đành phải mang vào cho chủ. Âu cũng là một cách bóc lột sức lao động của động vật hết sức tinh vi.


















Loại thứ 3 là con hải âu cổ rụt (puffin) - con này lại loại đặc trưng của vùng biển đông bắc nước Anh. Tiếng là hải âu nhưng cánh nó rất ngắn, mỏ bẹt như cái xẻng. Puffin thường đào những cái hang rất chằng chịt dưới đất, thấy động là lủi ngay xuống. Lúc ở trên mặt đất thì đi lại lạch bạch, bay cũng ỳ ạnh, tóm lại là cũng không được yêu kiều cho lắm.
















Ngoài 3 loại trên thì còn có vô số chim vô danh khác, thường tiêu dao ngày tháng bằng cách bắt cá, đẻ trứng và ị lên đầu hải đăng. Cây đèn biển ở Farne Island đã hơn trăm năm nay thi gan cùng sóng gió dẫn đường cho tầu bè vùng Đông Bắc, nhưng nhà kiến trúc nào năm xưa chắc không nghĩ cây hải đăng này lại là chỗ ưa thích để chim ị lên trắng xoá cả đầu. Vậy nên có bài thơ lục bát làm chứng rằng

Chải bao sóng gió giãi dầu
Đàn chim vẫn ị lên đầu hải đăng*



Thursday, July 07, 2005

Olympic bid
















Moi nhan duoc cai anh nay`. Tham qua', dung la canh cho chieu`. O doi` neu bon chen qua' thi` lam luc cung ko tranh' khoi cuoi` tuoi khoc tha^`m nhi?

Tuesday, July 05, 2005

Moc bi om'

Mốc bị ốm không đái được. Tối hôm kia phải vào bệnh viện cấp cứu, người đã tím ngắt cả lại, phải truyền nước. Bây giờ được về nhà rồi, đái được rồi, nhưng vẫn phải tiêm kháng sinh. Mình nghe tượng thuật lại cũng sợ quá, nó mà không đái được thì ối người vãi đái. Có mấy đứa rửng mỡ bên TL đang cãi nhau xem hạnh phúc là gì - bây giờ hạnh phúc của mình là Mốc đái được.

Saturday, June 25, 2005






Quang nguoi mau :-) Posted by Hello

Thursday, June 23, 2005

Tán phét

Người ta nếu vẫn còn cái tâm háo hức thì nhìn cái cây lớn vẫn ra sập gụ tủ chè, nhìn cái cây nhỏ vẫn còn ra đồ dùng thức đựng. Đến người sắp chết, chỉ còn hai bàn tay trắng ra đi mà nhiều khi nhìn cái cây vẫn còn ra quan tài gỗ vàng tâm, trăm năm không mối mọt. Như thế cũng như bắt bóng thả mồi , mò trăng đáy nước vậy.

Nhưng ở đời nếu không còn háo hức, tháng ngày cứ lặng lẽ trôi đi thì chẳng phải cũng tẻ nhạt lắm sao. Nghĩ lại một đời sướng khổ buồn vui – ngọt ngào cay đắng, mình mới đi được 1/3 nhưng cũng ở bên kia núi rồi. Người ta đã chẳng làm chủ được việc mình sinh ra, thì cũng chẳng nên nhọc tâm về số phận. Đã dám bước vào viện C là chấp nhận rơi vào vòng luân hồi xoay chuyển, vậy mà vẫn muốn giữ cái tâm vô vi cũng chẳng phải như đi tìm ‘lông rùa sừng thỏ’ hay sao.

Có những người vốn chỉ như bèo nước gặp nhau - lẽ ra đã dạt trôi về nơi chân mây góc bể – thế mà trời xanh run rủi cho được như như chim liền cánh, như cây liền cành thì tưởng cũng nên an nhiên mà hưởng thanh phúc – chẳng cần quan tâm tới thế sự xoay vần. Lúc hợp cũng chẳng lấy làm mừng, lúc tan cũng chẳng lấy làm lo. Như thế là hợp với đạo trời vậy.

Nay` thi' chu?

Thi' chu? nay`,
 
Mo^~ nha^n luc no^ng nha`n, moi to` mo` mot ti' xem Thie^`n no la cai gi`.  Nho' lai co lan thi' chu? bao, thien la the nay:
- Nhin cai cay luc dau la cai ca^y
- Luc sau nhin thay ca? mao mach cua cai cay, thay nhung phan tu nuoc chay. trong mao mach, mang len la' cay, thay anh sang mat troi xuyen vao la, thay hat photon giup cay quang hop.
- Luc sau lai nhin cai cay la cai ca^y.
 
Biet roi.  Nhung van to mo` xem con gi hay nua ko?  VD:
- Lam the nao de nhin cai cay ra cai cay?
- Nhin ca^y ra ca^y thi duoc cai gi?
 
Mu.c di'ch cua Mo^~ khong gi hon la de den luc nao do duoc thanh tha?n ma nha.t tui dao duc.  Thay nguoi ta nhat tui dao duc vi ba` me. co che^'t dau.  Cung ha'o hu'c muon theo la vi the.
 
Da ta.


Discover Yahoo!
Stay in touch with email, IM, photo sharing & more. Check it out!

Tuesday, June 21, 2005

LST vs. LSD

Hôm qua cho Chânlity xem một ít kết quả - nói chung cũng như những lần khác, mình nói gì chú cũng gật. Thực ra mình nộp cho trường hơn 20 xấp một năm, chỉ cốt để chú hầu hạ và múa phụ hoạ cho mình. Nhưng có chuyện này buồn cười. Lúc đầu mình cho chú xem mấy cái ảnh nhiệt LST (land surface temperature) chú cũng gật gù, đến mấy slide sau chui vào công thức tự nhiên thấy mặt chú nghệt ra chỉ lên màn hình hỏi : "are you sure this is LSD".

Mình đang thao thao bất tuyệt cũng gật gù, tất nhiên là LSD chứ còn gì nữa. Vừa nói xong thì mình cũng thấy nghi ghi, LSD nghe cũng quen quen, nhưng hình như nó không phải ở chỗ này. Hơn một giây sau mình nghĩ ra LSD là gì. Hai thằng nhìn nhau rất ngượng nghịu hiểu ý bỏ túi, và cùng lầu bầu: ừ ý tao không phải là
cái ấy.

Monday, June 20, 2005

Mưa rào tháng 6

Buổi sáng trời nắng to, mình mặc cái áo đỏ của đội tuyển Anh, chân đi một đôi giầy nhẹ thong thả ra đường. Mùa hè SV về nhà hết, ở trường vắng tanh, chỉ còn lại một ít postgrad. Quang cảnh giống bài thơ gì trong sách lớp 1



Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve

chỉ khác là ở đây không có trống trường, cũng chẳng có ve kêu. Mà hình như trống trường là đặc sản của VN thì phải, cái này lúc nào phải tìm hiểu lại. Ở bãi cỏ trước Student union có mấy em gái đang cởi trần phơi nắng, tiếc là mình không mang theo máy ảnh. Một nhà hiếp ảnh chân chính lẽ ra đi đâu cũng phải mang theo dụng cụ tác nghiệp - như mình chắc là nhiếp ảnh chân phụ.

Lúc đi ngang qua cánh đồng trước ở Leazes Castle, tự nhiên đàn bò nhìn mình có vẻ rất âu yếm - con bò đen to nhất đàn còn chạy lại phía mình. Bỏ mẹ hoá ra hôm nay mình làm cả cây đỏ, áo đỏ, ba lô đỏ - may mà bọn bò này không có sừng nếu không thì hôm nay sẽ có "cuộc chia li mầu đỏ". Mình thủ thế chuẩn bị nhẩy qua hàng rào - rào cao khoảng 1.5 m, mình cũng không chắc nếu con bò tăng tốc thì mình có kịp nhẩy không - nhưng nếu nhẩy sớm hơn thì hèn quá. Cuối cùng lúc chạy đến sát đường thì con bò dừng lại - mình đã chuẩn bị khinh thân cũng dừng lại. Chắc nó biết mình có võ.

Đến lab ngồi làm một tẹo cho phải phép, hoá ra cũng đông đứa đến chứ không phải mình mình. Đến văn phòng vào ngày nghỉ cũng là một cách đánh bóng bản thân, cũng quan trọng chẳng kém gì viết bài cho tạp chí hay đi dự hội thảo. Lúc mình đi về thì trời đổ mưa. Mưa rào hẳn hoi, sấm chớp đùng đoàng - mình lấy ô ra che. Ô của mình mang từ VN sang, dùng được gần 2 năm rồi mà vẫn còn tốt. Nói chung ở đời, dẫu là là bậc anh hùng dọc ngang nào biết trên đầu có ai, thì có ô dù vẫn hơn.


"Mưa rơi không cần phiên dịch" không to lắm, chỉ vừa đủ để ướt áo, nhưng không ướt quần đùi. Thế là tốt, vì quần đùi ướt thì khó chịu cực - đấy là một khái niệm quốc tế. Trần Dần chắc cũng đồng ý với mình là 'quần đùi ướt không cần phiên dịch'.

Bên kia đường có 2 bố con, ông bố cũng che ô đi thong thả, cậu con trai độ 10 tuổi thì chạy trước nghịch nước - ý chừng không có vẻ sợ mưa - ăn chơi sợ gì mưa rơi. Ông bố cũng không thèm gọi lại - tự nhiên thấy thích ông này.

Mình vừa đi thong thả vừa nghĩ xem chiều nay sẽ ăn gì. Bia thì vẫn còn 4 lon, rượu thì còn 4 nửa chai - trời mưa này ngồi nhấm bia nghe nhạc vàng thì tốn rượu lắm. Mình rất thích chai rượu còn một nửa, trông có vẻ rất phong trần mà vẫn ấm cúng, như trong bài thơ gì của cố thi sỹ T.


Tôi yêu em còn hơn cả cái chai rượu đã uống hết một nửa
Ở cả hai nơi tôi đều đánh mất chính bản thân mình


Tủ rượu mà toàn chai chưa bóc tem thì trơ trẽn lắm. Về đến gần nhà ghé vào siêu thị mua lọ sữa, đến lúc ra thì trời đã nắng rồi. Thế là hết một cơn mưu rào tháng 6

Saturday, June 18, 2005


playboy Posted by Hello


Semi-arid area 20 km north of Mui Ne. Binh Thuan Jan 2005 Posted by Hello


Qua nay` thi may chet' voi ba` nhe' Posted by Hello

Friday, June 17, 2005

Thăng lăng

Làng nọ có 2 anh em trai - người anh tên là Thăng, người em tên là Lăng. Hai người đều tài cao học rộng, nổi tiếng là trí thức sa đoạ trong vùng.

Năm ấy, người anh mới sưu tầm được mấy tấm ảnh gái mạng rất đẹp, ngày đêm nhìn ngắm vuốt ve - chẳng may một tối trong lúc đang cao hứng thì bị trúng gió qua đời. Người em thương tiếc lắm, chôn cất anh mình rất hậu, tới lúc soát lại di vật thì thấy có mấy tấm ảnh đẹp liền mang về thưởng thức, đêm ngủ thường ôm ấp vào hạ thể không rời.

Vì tâm thức cuối cùng là ảnh gái mạng, nên sau khi chết, hồn Thăng liền biến thành con rận bám chặt trong hạ bộ Lăng. Mỗi lúc người em xem ảnh thì lại xông ra cắn xé điên cuồng. Lăng đau đớn lắm, đã dùng bao nhiêu thuốc đép mà vẫn không khỏi. Nghĩ thương thân chàng ôm gối khóc thảm thiết. Bỗng nhiên có ông bụt hiện ra hỏi: làm sao con khóc. Lăng kể lể sự tình.

Bụt dùng huệ nhãn mà nhìn thấy rõ nhân quả bèn lấy một tấm gương kê vào hạ bộ - Lăng nhìn xuống thì thấy một con rận to đầu giống đầu anh trai mình, trên trán có hình xăm TNXM@.net, đang cắn xé. Chàng ứa nước mắt trách anh trai, anh dù sao cũng chết rồi, tôi cũng lo tang lễ chu toàn, cớ gì chỉ vì tiếc vài ảnh gái mà tự đầy đoạ tấm thân mình, lại còn hành hạ tôi như thế. Con rận có vẻ căm tức lắm nhưng vì không nói được tiếng người nên chỉ biết nhẩy múa doạ dẫm, tiếp tục cắn đít Lăng.

Ông Bụt liền bảo Lăng, con thật biết một mà không biết 2 – chỉ biết anh trai biến thành con rận cắn đít mình mà chẳng biết chính mình cũng là con rận dưới đít TNXM@tathy – lại chẳng biết @tathy cũng chỉ là con rận dưới đít những con rận khác. Lăng nghe thấy thế liền đại ngộ. Bao nhiêu ân oán trong lòng xì ra thành một cái rắm rất to. Xú khi xông lên mời mịt, đến lúc khói tan thì chẳng thấy con rận, ThăngLăng và ông bụt đâu - chỉ còn lại một thứ nửa thối nửa thơm, nửa người nửa rận. Âu cũng là hợp với đạo trời vậy

Wednesday, June 15, 2005

Thie^n tai`, nguoi thuo`ng va cho' meo`

Co mot thie^n tai` candidate, viet mot quyen truyen dai duoc xuat ban.
 
Co mot nguoi thuo`ng kho^ng biet co the do^?i cho~ kho^ng gian voi thoi gian kho^ng, va kho^ng muon bi xe^'p chung voi nho'm thie^n ta`i.
 
Co mot con cho', ca nam nay tro^ng nha` ma` kho^ng bat duoc thang trom nao vi khong co ai muon an trom ca.
 
Co mot con meo`, khong lien quan gi den con cho'.  Noi chung la ve meo` thi kho^ng co gi dang ke, vi bon day rat la.ng le~, rat luoi.
 
Tat ca bon chu'ng de^`u la do xa hoi xo^ day ma thoi.


Discover Yahoo!
Get on-the-go sports scores, stock quotes, news & more. Check it out!

Tuesday, June 14, 2005

Ngoi yen hay la chay rat nhanh

Trong một thế giới mà không gian đổi chỗ cho thời gian - bạn sẽ phải chạy rất nhanh nếu muốn chờ ai đó - và sẽ phải nằm dài rất lâu để đến được châu Phi.

Nếu có một nơi như thế thì giữa 2 đầu thế giới sẽ chỉ là những thời gian chờ đợi, còn giữa những thế kỷ chỉ là những cuộc chạy miệt mài.

Mà như thế thì hình như cũng chẳng khác gì thế giới này.

Đoạn này hình như nghe rất giống 'Alice ở xứ sở kỳ diệu' thì phải, nhưng mình lại cứ cho đấy là mình nhìn thấy trong lúc mê ngủ tối hôm qua. MK, bây giờ ở nhà hình như đang có rất nhiều thằng điên, hoặc sắp điên mà lại cứ tường mình là vĩ nhân đến nơi - mình chẳng nên gia nhập vào bọn đấy. Nhưng nếu muốn tránh xa bọn ấy thì phải ngồi yên hay là chạy rất nhanh bây giờ.

Monday, June 13, 2005

Bi vo mang thi lam the nao

thì biết làm thế nào bây giờ. Ngày xưa tướng quân ra trận, bị phu nhân đuổi theo thì còn có đường hàng giặc. Bi giờ 4 phía toàn là quân ta, thì mình biết hàng ai bây giờ.

Binh pháp Tôn tử có nói, 'biết mình biết người, trăm trận trăm thắng' - từ nay về sau bị vợ mắng thì nên tự kiểm điểm lại mình - tâm niệm lại 10 điều răn dậy. Vả lại sợ vợ cũng là phát huy truyền thống gia đình - đến bậc thánh nhân như Khổng Mạnh mà còn bị vợ đá đít véo tai nữa là người trần mắt thịt như mình.

Friday, June 10, 2005








anh moi, thang 6/2005 Posted by Hello

Thursday, June 09, 2005


He he, Moc lon nhanh qua, trong nhu luc sy Hecquen nhi. Hecquen luc 4 thang hai tay bop chet hai con ran', Mo'c luc 4 thang' da i. duoc ra 2 con ran'. Mot minh Mo'c vat. ca nha lan quay Posted by Hello

Monday, June 06, 2005

Google search

Find a particular eBook file
allinurl: +(rar|chm|zip|pdf|tgz) boook title goes here

intitle:ebooks forums
intitle:warez forums
intitle:download forums
intitle:games ddl
intitle:mp3 downloads

inurl:warez forum
inurl:games full




Dua' nao dung ong len the nay`, cho ong nam xuong ngay, moi lung qua' Posted by Hello

Wednesday, June 01, 2005

Score high in Google

Found this artical interesting on tips and trick to go high in Google search. Will go back and sum later

Tuesday, May 31, 2005

Strategic plan

Have read my old school strategic plan. It seem that, today every organization have to write their next 5 year strategic plan and put it some where infront of their website - otherwise they are not Pro. enough.

So here is my strategic plan for 2005 - 2010

  1. Finish this damn degree in early 2007
  2. Training my son to play FiFA
  3. Convert my house to a digital/wireless place
  4. Construct a home-base alcohol distilation
  5. Learning Chinies
  6. Being a good husband - still don't know the standard yet
  7. Have another baby - this time would be a girl
  8. ...
  9. ...
  10. Earning enough, so I don't need another plan for the rest of my life

Thursday, May 26, 2005

tháng 3

Còn 3 tháng nữa là lại về VN
Còn 3 tháng nữa là phải có bài cho ARSPsoc
Còn 3 tháng nữa phải có bài cho RSAsia
Còn 3 tháng nữa phải làm xong số liệu thực địa 1
Còn 3 tháng nữa là phải đợi 5 lần 3 tháng nữa để về nhà
Còn bao nhiêu lần 3 tháng nữa thì được về hưu đây

Wednesday, May 18, 2005

Dùng laptop khi nằm

Mình đang định làm cái này để thoả mãn thú nằm của mình, thì hoá ra có chú khác làm mất rồi. Thôi mình kô mất công phát minh ra xe đạp nữa.

Nếu từ giờ đến cuối năm mà trả được nợ thì mình sẽ xơi một con này - hoặc nếu ông Tý hoặc ông Thân mà rỗi thì tạo công ăn việc làm cho 2 ông. Giả $100 cộng chuyển nhượng thiết kế, tính ra vẫn rẻ chán

Thursday, May 12, 2005

Viết văn ở VN

Hôm nay ở quán nước vỉa hè có chuyện em bé với bài văn làm chấn động ngành giáo dục. Nói chung thì cũng có kẻ khen người chê, thơm thối đủ cả. Cũng là hình thức giải trí bình dân giống như chiện cướp giết hiếp hàng ngày. Tuy nhiên trong lúc lê la, mình có nghe được câu ca dao lưu truyền trong dân gian về nhà văn VN, rất lấy làm tâm đắc

Học xong sáng tác Nguyễn Du
Viết văn không phải ngồi tù là may

Công nhận dân mình giỏi thì không giỏi nhưng xỏ xiên thì chắc ít dân tộc nào sánh nổi. Mình cũng tức cảnh sinh tình có thơ rằng

Học xong cái ph.d
Ngồi nhiều không bị sa đì là may

Monday, May 09, 2005


Hai ong chau'. Anh chup o Binh Thuan mua kho nam 2002. (@ maupn70) Posted by Hello

Saturday, May 07, 2005


chua bi cho tay vao mom`

M?c m?c hoi b? m?t d?y

Khoe hang` nao` Posted by Hello

Thursday, May 05, 2005


Du ho.c thuc ra cung ko phai qua te. - neu' ko thanh` cong thi cung thanh` nhan. Bac' Ho` ngay xua cung chi di lam dau` bep', ma sau nay` the nao` ...thi` ai cung biet roi day' Posted by Hello